image banner
Lịch sử xã Nhơn Ninh

30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ đã trôi qua, 30 năm là một quãng thời gian dài trong lịch sử, nhưng thật quả là một giai đoạn hào hùng trong lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân Nhơn Ninh. Ở Nhơn Ninh mầm mống của cuộc chiến tranh nổi dậy đã có từ rất sớm, sớm nhất là ở Đồng Tháp Mười, mà Nhơn Ninh là một xã nằm trong căn cứ địa cách mạng Đồng Tháp Mười, khi rút quân đi tập kết, kẻ thù tàn bạo tràn sát dã man những người cách mạng.

Cho đến năm 1959 được sự mở ra của Nghị Quyết 15 của Trung ương đã mở ra của Nghị Quyết 15 của Trung ương đã như ngọn lửa thổi bùng lên thành cuộc nổi dậy rầm rộ. Từ cuộc Đồng Khởi chung năm 1960 ở Bến Tre, thì ở Đồng Tháp Mười, Kiến Tường, Nhơn Ninh đồng khởi đấu tranh chính trị, buộc địch thi hành Hiệp định Geneve và đã trừ gian, diệt ác ôn trước đó hai năm, cả trước Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng 3 năm. Đảng bộ Nhơn Ninh đấu tranh theo phương châm hợp pháp để tồn tại và phát triển của cách mạng. Xã Nhơn Ninh ở một vị trí một chiến trường kẻ địch đánh trắng trong 2 cuộc cách mạng (9 năm đánh Pháp và 21 năm đánh xâm lược Mỹ)

Trong suốt 30 năm, cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, Đảng bộ và nhân dân Nhơn Ninh đương đầu với hai kẻ thù hung hãn nhất, hoàn toàn không phải đi con đường suôn sẻ. Đảng bộ xã Nhơn Ninh, từ người lãnh đạo cao nhất cho đến đông đảo đảng viên có lợi thế là nắm sát quần chúng, gắn bó với quần chúng trong suốt cuộc đấu tranh, nhờ đó mà tồn tại. Trong 2 cuộc kháng chiến đánh thực dân Pháp, chống xâm lược Mỹ, tất cả 30 năm dài của Đảng bộ và nhân dân Nhơn Ninh và trước đó nữa, trong đánh Mỹ, Đảng bộ và quân dân Nhơn Ninh vinh dự đề nghị “Danh hiệu xã anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân” một tấc không đi, một ly không rời, bám đất giữ vững và chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương anh hùng.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) Nhơn Ninh là một xã nằm trong vùng căn cứ địa cách mạng, một chiến khu bưng biền Đồng Tháp Mười ( là một khu căn cứ Việt Bắc thứ 2) các cơ quan lãnh đạo cấp xứ, tỉnh, huyện và cơ sở Đảng. Từ một xã triền miên trong chiến tranh, nay xã chuyển sang hòa bình xây dựng. Từ làm kinh tế tự cung, tự cấp kiểu bao cấp, nay làm kinh tế thị trường. Từ Mỹ và các nước tư bản là đối tượng, nay đã trở thành bạn đường.

Năm 1978 sau trận lũ, bình quân lương thực đầu người 101kg/người, phải cứu đói, ăn cả lúa mạch. Nhưng đến nay Đảng bộ và quân dân trong xã nhìn lại chặng đường 22 năm đã qua hết sức tự hào, hết sức phấn khởi. Trung ương, địa phương, Nhà nước, nhân dân cùng làm để tăng thu nhập trong toàn dân, hết đói nghèo, để nâng trình độ Đảng bộ, nhân dân trong xã với quyết tâm cao hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân giao phó, để từng bước thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, công nghệ hóa hiện đại cho quê hương anh hùng, dân giàu- nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc, mãi mãi giữ gìn truyền thống tốt đẹp, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.