image banner
Di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hoá Sở Chí Thiện

 Hiện toạ lạc tại ấp Trại Lòn Nam, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, Thánh tịnh luôn nêu cao ngọn cờ yêu nước kề vai sát cánh cùng nhân dân xã Nhơn Ninh nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, đông đảo chức sắc, tín đồ Thánh tịnh Long Am cung nói riêng và Cao Đài Tiên Thiên nói chung đã tích cực tham gia sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nơi đây còn mang một ý nghĩa truyền thống quý báu của dân tộc là giữ đất, bám làng, cương quyết đấu tranh với mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững nguyên vẹn lãnh thổ Việt nam. Ngoài chức năng là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ họ đạo và nhân dân trong vùng, Thánh tịnh còn là cơ sở cách mạng - nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

 Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đồng bào Cao Đài Tiên Thiên đang cùng toàn dân tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước. Thánh tịnh Long Am Cung lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu đỗi các chơn ninh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo. Di tích lịch sử văn hoá “Sở Chí Thiện ” đã được UBND tỉnh Long An ký Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 Về việc Xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Di tích lịch sử “Điạ điểm thành lập cơ quan Chính trị Quân khu 8”

 

Anh-tin-bai

 

Anh-tin-bai

 

Thực hiện theo chủ trương của Liên Tỉnh uỷ miền Trung Nam bộ là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đến các đơn vị vũ trang chiến khu, ngày 20/10/1946, tại xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, Phòng Chính trị Chiến khu 8 được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Vịnh – Chính trị Bộ chủ nhiệm trực tiếp lãnh đạo. Sự ra đời của Phòng Chính trị Chiến khu 8 đã đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đánh dấu sự phát triển trưởng thành của  đội ngũ cán bộ chính trị, các lực lượng vũ trang Chiến khu 8 đã chuyển biến mạnh trên nền tảng của phong trào chiến tranh du kích góp phần to lớn trong trận Cổ Cò (Cái Bè – Mỹ Tho) ngày 12/01/1947 và trận Giồng Dứa (Tân Hiệp – Mỹ Tho) ngày 25/4/1947, đánh dấu bước trưởng thành của bộ đội Chiến khu 8, trong trận thắng Giồng Dứa, hoạ sỹ Diệp Minh Châu tự lấy máu tay mình vẽ chân dung Bác Hồ kính yêu với các cháu thiếu nhi, Trung, Nam, Bắc trên mảnh vải lụa để tặng Người. Ngày 01/5/1948, tại kinh Nguyễn Văn Tiếp, Bộ Chỉ huy Chiến khu Quyết định thành lập “Tiểu đoàn Liên quân lưu động”, phiên hiệu Tiểu đoàn 307 chính thức ra đời do đống chí Đỗ Huy Rừa làm Tiểu đoàn trưởng. Khi ra đời Tiểu đoàn 307 đã làm lên kỳ tích chiến thắng giòn giã trong trận thắng Mộc Hoá ngày 16/8/1948. Ca khúc Tiểu đoàn 307 của Nhạc sỹ Nguyễn Hữu Trí, phổ thơ Nguyễn Bính (do nghệ sỹ Quốc Hưng biểu diễn) đã làm nức lòng quân và dân cả nước nói chung và Chiến khu 8 nói riêng. Khu 8 còn là một vùng đất đông dân, có nhiều sản vật phong phú nằm giữa Sài Gòn và Miền tây Nam bộ, vành đai án ngữ phía Tây và phía Nam Sài Gòn, nơi suốt cuộc chiến tranh là trung tâm đầu não của địch. Mặc dù cho đến nay, tên gọi Cục Chính trị khu 8 không còn trong biên chế tổ chức, song tất cả các hoạt động công tác Đảng, công tác Chính trị sắc bén, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn, phù hợp với thực tiễn cách mạng của cơ quan Chính trị khu 8 vẫn sống mãi theo thời gian, để ghi nhớ giai đoạn lịch sử hào hùng của cơ quan Chính trị khu 8, UBND tỉnh Long An đã ban hành Quyết định số 4049/QĐ-UBND ngày 05/10/2016 của UBND tỉnh Long An về việc xếp hạng cơ quan Chính trị Quân khu 8 là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.